Electric Arc Spray-Phun hồ quang điện
Cũng như Flame spray, phun hồ quang điện được sáng chế vào đầu thế kỷ 20. Mặc dù công nghệ này đã tồn tại trong một thời gian dài, nhưng nó vẫn duy trì là một trong những công nghệ phun nhiệt rất hiệu quả. Phun hồ quang điện sử dụng hồ quang công suất thấp được tạo ra giữa hai dây kim loại dẫn điện. Thiết bị phun hồ quang có nguồn hồ quang và bộ cấp dây tương tự thiết bị hàn MIG. Một thiết bị phun hồ quang thông thường có khả năng phun hợp kim sắt và đồng với năng suất 18 kg/giờ, sử dụng điện năng chỉ ở mức 12kW. Trong số các công nghệ phun, phun hồ quang điện cho tốc độ phun nhanh nhất. Thiết bị phun hồ quang điện cho hiệu suất nhiệt cao vì không có ngọn lửa hay plasma, nhiệt lượng chuyển vào chi tiết được phun ít.
Phun hồ quang điện ứng dụng giới hạn cho các vật liệu dẫn điện và ở dạng dây. Có thể phun một vài vật liệu không ở dạng dây, bằng cách đưa vật liệu này vào lõi của dây dẫn điện rỗng. Các vật liệu như carbide được phun với công nghệ dây lõi tạo được lớp phủ rất tốt. Các loại vật liệu carbide hình thành lớp phủ nhờ lắng đọng cùng vỏ dây kim loại tăng cường khả năng chịu mòn bao gồm lớp phủ cermet, (ceramic/composite kim loại)
Cũng như phần lớn các quy trình phun nhiệt khác, phun hồ quang điện được ứng dụng ở nhiều ngành công nghiệp. Công nghệ này thường được ứng dụng trong ngành sản xuất ôtô, hàng không vũ trụ, kết cấu nền móng, bảo vệ bề mặt làm việc và công nghiệp mỹ thuật.
Một ứng dụng phổ biến của phun hồ quang điện là công nghiệp ôtô. Công nghệ này được dùng để thay thế chì để dấu các đường nối giữa các tấm của thân xe. Sau khi điền kim loại vào khe hở ghép, phun một lớp kim loại bằng hồ quang điện tạo lớp phủ nhẵn và mịn để che mối nối. Công nghệ phun hồ quang cũng được dùng để phủ các vật thể lớn như cầu thép, với kim loại phun là nhôm và kẽm hình thành lớp phủ chống ăn mòn. Phun hồ quang điện cũng trở thành một công cụ ưa thích của nghệ sĩ trong việc tạo ra các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật.
Xem Các quy trình phun phủ nhiệt-Khái niệm và Ứng dụng P1 tại đây