Hàn nổ là phương pháp hàn trong đó một thành phần cần hàn chuyển động với vận tốc rất nhanh được gây ra bởi phản ứng nổ. Phương pháp hàn này thường được sử dụng để phủ một lớp mỏng vật liệu chống ắn mòn lên các tấm thép cacbon như (thép không gỉ, hợp kim niken, titan, Zirconi…).
*Đặc điểm của hàn nổ:
+Ưu điểm:
Có thể hàn những chi tiết khác nhau và các chi tiết khó hàn.
Đồ gá thô sơ.
Quá trình đơn giản.
Có thể hàn được các bề mặt cực lớn
Độ ngấu rất rộng và sâu.
Không thay đổi thuộc tính của vật liệu
Yêu cầu làm sạch sau khi hàn ít.
Phương pháp hàn được sử dụng khi hàn các kim loại khó hàn với nhau bằng các phương pháp thông thường.
+Nhược điểm:
Kim loại cơ bản phải có khả năng va đập và dẻo dai cao
Tiếng ồn và áp suất lớn yêu cầu bảo vệ cao, như buồng chân không,hoặc chôn vùi dưới cát hoặc dưới nước.
Yêu cầu người thực hiện phải có hiểu biết sâu về vật liệu nổ, cũng như yêu cầu các quy tắc an toàn cao.
Chỉ hàn được các cho tiết có cấu trúc hình học đơn giản như: phẳng, ống hoặc nón.
*Phạm vi ứng dụng:
Nối các chi tiết dạng ống
Ứng dụng cho các chi tiết chịu nhiệt,áp suất như bình ,bồn áp lực.
Áp dụng ở những nơi hẻo lánh
Ghép các chi tiết khác nhau về vật liệu như: nhôm và thép.hợp kim titan và thép Cr-Ni..
Áp dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu,điện lạnh.
Các chi tiết hàn được bố trí trên nhau và ở cách nhau một khoảng cách nhất định,chúng có thể được đặt song song nhau(hai chi tiết lớn) hoặc nghiêng nhau một góc (khi hàn chi tiết nhỏ),còn phía trên của một tấm sẽ được dải bột chất nổ.
Dưới áp lực của thuốc nổ thì tấm vật liệu phía trên được gia tốc lớn và bay đập xuống tấm dưới như hình.
*Lịch sử phát triển:
- Không giống như các phương pháp hàn khác (được phát triển trong những năm đầu thế kỷ 19), hàn nổ đã được phát triển tương đối gần đây, trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ II. Phương pháp hàn được tình cờ phát hiện ra khi nghiên cứu mảnh bom gắn chặt lấy áo giáp.
- 1962 Dupont được cấp bằng sáng chế cho phương pháp hàn nổ
Hàn nổ thực chất là gia công áp lực bằng năng lượng nổ để nhận bimetall hoặc composite (nhiều) lớp. Ngoài ra cũng vận dụng năng lượng nổ, tương tự ta có công nghệ ép nổ cho bột (kim loại, polimer, gốm kỹ thuật…).
Hàn nổ cho phép liên kết các bề mặt kim loại “khó hàn” lại với nhau mà dùng các phương pháp hàn khác không thể (hoặc rất khó) làm được, ví dụ: Thép-titan…
Hàn nổ cho phép tạo bimetall với kích thước lớn mà máy cán không thể đáp ứng được. Ngoài ra nó còn cho phép nhận được composite nhiều lớp với độ dày, mỏng khác nhau.
Cơ tính của sản phẩm rất đáng tin cậy, với chế độ tối ưu được tính toán tham số nổ hợp lý sẽ cho độ bền cao hơn nhận bằng phương pháp thông thường. Ngoài ra có thể cho phép tạo ra liên kim loại để dùng trong các mục đích khác nhau như dẫn nhiệt, chi tiết làm việc chịu nhiệt cao ..