Chi tiết máy dù có độ bền, độ cứng cao vẫn có thể bị phá hỏng do các lực va đập dù lực đó không lớn lắm. Vì vậy ngoài xét tính năng của nó ở trạng thái tĩnh, còn phải xét tính năng của nó ở trạng thái động.
Mẫu thử có kích thước 10x10x55mm, khoảng giữa có một rảnh rộng 2x2mm. Mẫu thử được đặt trên máy thử và nằm trên đường rơi của búa, khi thử nâng đầu búa lên độ cao H cho búa chuyển động theo quỹ đạo vòng tròn, trên đường đi đập vào mẫu làm gãy mẫu thử sau đó đi tiếp sang bên kia ứng với độ cao h, độ dai va đập.
P: trọng lượng của búa (kg).
H,h: chiều cao búa trước và sau khi thử va đập.
F: tiết diện tại chổ bị gãy (cm2).
Vật liệu càng giòn thì độ dai va đập càng nhỏ. Với thép aH=2÷12kGm/cm2 (200÷1200kJ/m2). Với đồng Với thép aH=5÷5.5kGm/cm2 (500÷550kJ/m2).
Tính thử công nghệ:
Tính công nghệ biểu thị khả năng gia công của vật liệu ứng với các hình thức gia công khác nhau như cắt gọt, hàn, rèn, dập, nấu chảy khi đúc…
Để xác định khả năng gia công của vật liệu ta tiến hành các cách thử với các mẫu thử tiêu chuẩn hóa và tiến hành theo các quy tắc nhất định về kích thước, hình dạng mẫu thử, dụng cụ thử.
Thử tính công nghệ của vật liệu thường dùng cách uốn cong, chỉ ở trạng thái nguội, gấp mép, dập sâu thép tấm, xem tia lửa. Cách xem tia lửa thường dùng xác định một cách gần đúng theo thành phần của kim loại bằng cách xem màu sắc và hình dạng của tia lửa bắn ra khi mài kim loại. Thép có nhiều thành phần cacbon thì tia lửa sáng chói, ngắn và rộng. Ngược lại nếu thành phần cacbon thấp thì tia lửa hẹp và dài. Thép có chứa volfram (w) thì tia lửa có màu đỏ. Thép chứa crôm (Cr) thì tia lửa màu cam. Thép hợp kim có tia lửa phức tạp…. Ta có thể sơ bộ biết được thành phần của thép.
Máy thử va đập