PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ VÀ GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU

19/10/2015
Giám định thương mại và giám định phục vụ quản lý nhà nước

 

* Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu

Giám định thương mại

* Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể do một, một số bên hoặc cách bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá yêu cầu giám định. Yêu cầu giám định có thể được thoả thuận ghi trên hợp đồng mua bán hoặc có thể do một hoặc một số bên yêu cầu riêng để xác định lại thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Phí giám định do bên yêu cầu giám định trả hoặc do sự thoả thuận của các bên.

* Giám định thương mại chỉ liên quan đến bên mua và bên bán hàng hoá, không liên quan đến quản lý của cơ quan hải quan, mẫu hàng hoá gửi đi giám định có thể còn hoặc không còn trong sự quản lý của cơ quan hải quan.

* Giám định phục vụ mục đích quản lý

* Điều kiện doanh nghiệp tham gia giám định phục vụ mục đích quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước:

– Đã hoạt động giám định thương mại ít nhất 18 tháng.

– Có giám định viên đạt tiêu chuẩn quy định.

– Có phương tiện kỹ thuật thử nghiệm được các chỉ tiêu quan trọng của hàng hoá đăng ký giám định.

– Có quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật giám định phù hợp với hàng hoá đăng ký giám định.

– Được cấp một trong các chứng chỉ: công nhận Tổ chức giám định phù hợp tiêu chuẩn Việt nam: TCVN ISO/IEC 17020:2001 đối với lĩnh vực hàng hoá đăng ký kiểm tra; công nhận Phòng thử nghiệm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN ISO/IEC 17025:2001 đối với phạm vi thử nghiệm các chỉ tiêu cơ bản của hàng hoá đăng ký kiểm tra; chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng đối với hoạt động giám định phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000.

* Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá nếu muốn tham gia giám định hàng hoá phục vụ mục đích quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cần cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước các tài liệu thể hiện đã đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các tài liệu này.

* Khi cơ quan quản lý Nhà nước có yêu cầu giám định phục vụ mục đích quản lý đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì có văn bản trưng dụng doanh nghiệp đủ điều kiện, tiêu chuẩn để giám định hàng hoá và phải trả phí giám định.

* Giám định phục vụ khiếu nại

* Người khai hải quan nếu không thống nhất với kết quả kiểm tra, phân tích, giám định của cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì được lựa chọn một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành khác giám định lại và phải trả phí giám định. Kết quả giám định lại là cơ sở để cơ quan hải quan làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

* Kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu

* Hàng hoá nhập khẩu nếu thuộc mặt hàng nằm trong Danh mục hàng hoá phải kiểm tra nhà nước về chất lượng thì phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng.

* Việc kiểm tra có thể được thực hiện trước hoặc sau khi thông quan hàng hoá. Cơ quan hải quan căn cứ kết luận kiểm tra hàng hoá hoặc thông báo đã đăng ký kiểm tra hàng hoá để làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hoá.

* Trường hợp hàng không đảm bảo chất lượng nhập khẩu thì cơ quan hải quan xử lý theo đề nghị của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng.

* Danh mục hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra, Danh sách các cơ quan có chức năng kiểm tra nhà nước về chất lượng được quy định tại Quyết định 117/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 26/01/2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường nay là Bộ Khoa học và Công nghệ.

* Kiểm dịch hàng hoá nhập khẩu

* Đối tượng kiểm dịch:

* Chỉ những hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm dịch động vật, thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố, phải kiểm dịch thuỷ sản do Bộ trượng Bộ Thuỷ sản công bố mới phải làm thủ tục kiểm dịch.

* Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch không yêu cầu kiểm dịch, trừ trường hợp cơ quan kiểm dịch có thông báo thực hiện kiểm dịch đối với từng mặt hàng ở từng thời điểm cụ thể.

* Hàng hoá quá cảnh bằng đường hàng không, đường biển không bốc dỡ xuống cảng không thuộc đối tượng phải kiểm dịch.

* Phương thức kiểm dịch:

* Việc kiểm dịch hàng hoá nhập khẩu được thực hiện theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau. Chủ hàng hoá phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc với cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng hoá đã thông quan.

* Trách nhiệm của chủ hàng hoá:

* Chủ hàng hoá đối chiếu hàng nhập khẩu thực tế với Danh mục hàng hoá nhập khẩu phải kiểm dịch được cơ quan có thẩm quyền công bố trong từng thời kỳ để xác định mặt hàng phải kiểm dịch, đăng ký với cơ quan kiểm dịch để thực hiện kiểm dịch.

* Khi làm thủ tục hải quan, ngoài bộ hồ sơ quy định, phải xuất trình cho cơ quan hải quan giấy đăng ký kiểm dịch đã được cơ quan kiểm dịch xác nhận.

* Đối với hàng hoá thực hiện kiểm dịch sau, phải vận chuyển và bảo quản nguyên trạng hàng hoá về đúng địa điểm đăng ký, chỉ đưa hàng hoá ra lưu thông khi được cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

* Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan kiểm dịch (nếu có) đối với hàng hoá. Trường hợp bị buộc phải tái xuất vì không đủ điều kiện nhập khẩu thì xuất trình hàng hoá và quyết định của cơ quan kiểm dịch và hồ sơ nhập khẩu để làm thủ tục tại cửa khẩu.



Tư vấn/Đào tạo: 0934679933

Chứng nhận/Giám định: 0947608888

Kiểm tra/Thử nghiệm: 0988160169