Trong nhiều ngành công nghiệp nặng, ví dụ như: sản xuất thép, sản xuất xi măng, khai thác mỏ, sản xuất mía đường, các nhà máy nhiệt điện, v.v… có nhiều thiết bị làm việc với điều kiện chịu ma sát, chịu va đập với vật liệu sản xuất, dẫn tới bề mặt làm việc của thiết bị sẽ bị mòn hoặc vỡ, nứt sau một thời gian làm việc, làm ảnh hượng tới hiệu suất làm việc của thiết bị.
Lấy ví dụ tiêu biểu với nhà máy sản xuất xi măng. Mỗi một thiết bị trong từng công đoạn sản xuất xi măng đều có những công năng, đặc tính vận hành khác nhau. Các thiết bị cũng làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt khác nhau. Chẳng hạn, các thiết bị nghiền liệu chịu tác động của lực va đập, chịu ma sát với vật liệu,… các thiết bị tải liệu chủ yếu chịu ma sát, thiết bị lò nung chịu nhiệt độ cao,v.v…
Với điều kiện vận hành như vậy, dưới tác dụng thường xuyên của lực va đập, ma sát, nhiệt độ cao,…sau một thời gian, các thiết, đặc biệt là các bề mặt làm việc có thể hỏng, mòn, vỡ và không thể hoạt động ở chế độ bình thường. Trong nhiều trường hợp, giải pháp hàn phục hồi sửa chữa là phương án tối ưu về kinh tế thay vì phải thay thế thiết bị mới.
Trên thị trường có nhiều loại vật liệu hàn đáp ứng được nhu cầu hàn đắp phục hồi bề mặt hoặc sửa chữa các lỗi nứt vỡ của chi tiết làm việc. Que hàn với các thành phần hợp kim tạo độ cứng cao, chịu mài mòn, chịu va đập, chịu nhiệt độ cao,v.v… được sử dụng phổ biến. Trong nhiều trường hợp, dây hàn lõi thuốc cho mục đích hàn đắp bề mặt cứng cũng được ứng dụng với chất lượng, hiệu suất đạt được cao hơn so với que hàn. Tại Việt nam, một số thương hiệu que hàn đắp cứng bề mặt được tin dùng và phổ biến là: CIGWELD, ESAB, KOBE, NIKKO, SAF, OERLIKON,…Trong số đó, phổ biến nhất là que hàn của hãng Cigweld
Sau đây là một số ứng dụng tiêu biểu với que hàn của Cigweld :
Với các thiết bị khai thác mỏ, giải pháp sử dụng que hàn của Cigweld (cũng có thể dùng tấm chịu mòn hai thành phần của hãng CeraMetal) là hợp lý về cả độ bền sử dụng và giá thành:
-Răng gầu xúc và 2 đầu của lưỡi ủi hàn lót Cobalarc Mancraft và Austex, hàn đắp cứng bằng que hàn Cobalarc CR70 và Cobalarc 9e
– Lưỡi ủi táp bằng tấm chịu mòn hai lớp CeraMetal hoặc hàn đắp dạng lưới bằng: CR70 và 9e.
Với thiết bị nghiền thô:
-Hàn lót hoặc hàn đắp bù bằng Cobalarc Mancraft hoặc Austex
-Lớp đắp cứng bề mặt: CR70, ở các cạnh viền đắp 9e.
Với thiết bị nghiền đứng, các chi tiết thường xuyên phải sửa chữa và bảo dưỡng bao gồm :
– Cánh phân ly: Sử dụng tấm chịu mòn CeraMetal.
– Cửa đổ: Sử dụng tấm chịu mòn CeraMetal.
– Tấm lót con lăn- tấm lót bàn nghiền: Sử dụng dây hàn lõi thuốc STOODY 100HC (của hãng Stoody – một thương hiệu khác của Cigweld)
Với các thiết bị vận chuyển
– Vít tải liệu: sử dụng que hàn CR70 và 9e
– Các ống tải, xả liệu, băng tải: Sử dụng tấm chịu mòn CeraMetal
Đối với nứt vỡ hoặc tróc trên vành băng đa và con lăn đỡ lò, phương án tối ưu là sử dụng que hàn 2222XHD của Castolin
Với các dạng sửa chữa khác như các cổ trục, bánh xích, bánh răng truyền động, sử dụng que hàn Cobalarc 350 và Austex của Cigweld.
Công nghệ hàn đắp cứng bề mặt
28/10/2015
Trong nhiều ngành công nghiệp nặng, ví dụ như: sản xuất thép, sản xuất xi măng, khai thác mỏ, sản xuất mía đường, các nhà máy nhiệt điện, v.v... có nhiều thiết bị làm việc với điều kiện chịu ma sát, chịu va đập với vật liệu sản xuất, dẫn tới bề mặt làm việc của thiết bị sẽ bị mòn hoặc vỡ, nứt sau một thời gian làm việc, làm ảnh hượng tới hiệu suất làm việc của thiết bị.